10 Nguyên Nhân Khiến Ắc Quy Ôtô Hết Điện, Nhanh hỏng !
Chủ xe nên tránh để xe phơi nắng trong thời gian dài hoặc tránh đưa xe vào gara chật hẹp, không để động cơ xe tản bớt nhiệt sau chuyến đi dài. Những thành phần hóa học hay cấu tạo của ắc quy sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi xe hoạt động trong điều kiện nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng, dẫn tới ắc quy bị hỏng hóc, yếu đi.
Có nhiều chủ xe không chú ý đến việc sau khi rời xe đã kiểm tra lại toàn bộ các thiết bị dùng điện trên xe chưa, ví dụ là quên tắt đèn xe… Việc để ắc quy phải hoạt động suốt một thời gian dài trong khi động cơ xe "đang nghỉ ngơi" sẽ dẫn đến sáng hôm sau không thể khởi động xe nữa.
Nhiều xe mới hiện nay hiện đại hơn có chế độ nhắc nhở cảnh báo nếu chủ xe quên tắt đèn hoàn toàn nhưng còn nhiều thiết bị tiêu thụ điện khác trên xe thì vẫn cần con người chú ý. Hãy tạo thành thói quen luôn tắt hết các thiết bị điện trước khi xuống xe.
Những mẫu ô tô thế hệ mới thường được trang bị nhiều tính năng thông minh hiện đại, dù xe đã tắt hẳn máy cũng không đồng nghĩa với việc xe dừng tiêu thụ điện năng. Hệ thống chống trộm, điều khiển mở khóa từ xa đôi khi vẫn hoạt động dù xe không nổ máy diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến lượng điện nặng trong bình ắc quy yếu đi hoặc dước mức có thể khởi động động cơ.
Thực tế hiện nay, xe hiện đại được trang bị thêm một số tính năng thông minh vẫn hoạt động dù xe tắt máy như: khởi động xe từ xa, báo động, đồng hồ trên xe, thiết bị radio dùng sóng tần số FM, các thiết bị cảnh báo an ninh…thậm chí còn là quạt làm mát, đồ chơi kèm theo trên xe,… Nếu một trong các thiết bị này có sự cố dẫn đến tiêu hao nhiều điện năng đột biến từ ắc quy sẽ dẫn đến ắc quy bị quá tải và cạn sạch nguồn điện.
Bộ sạc sẽ không đủ thời gian để sạc cho ắc quy nếu lái xe chỉ di chuyển ngắn trong thành phố. Có thể hình dung chuyện này một cách đơn giản như là bạn cắm và rút sạc liên tục khiến pin bị chai sai 1 thời gian sử dụng vậy. Những mẫu ô tô thường xuyên vận hành trong thành phố rất hay gặp tình trạng này, đề máy để di một khoảng nắng sẽ khiến dung lượng ắc quy nhanh chóng bị giảm sút.
Các kỹ thuật viên khuyến nghị mỗi tháng chủ xe nên mang xe chạy những quãng đường xe liên tục trong 10 đến 20 phút để ắc quy được sạc tối ưu nhất có thể.
Rõ ràng ắc quy không chỉ có thể sạc nhờ bộ sạc chuyên dụng mà còn được sạc một cách tự động khi động cơ xe hoạt động. Nhưng xe càng sử dụng nhiều thiết bị tiêu thụ điện cùng lúc thì càng làm hạn chế dòng điện nạp vào cho ắc quy. Chính vì thế mới có nhiều trường hợp chủ xe phải gọi cứu hộ đến kéo xe đi giữa đường chỉ vì xe đột ngột chết máy. Bên cạnh đó, nếu dùng thiết bị sạc ắc quy sai cách cũng sẽ khiến “chết” ắc quy. Trong trường hợp này hãy để các kỹ thuật viên (nhân viên Gara) hỗ trợ và tư vấn bạn thêm.
Nếu chẳng may "xế yếu" của bạn bị ngập nước, lúc này nếu cố gắng khởi động lại xe sẽ khiến nước tràn vào đường dây, rắc cắm… gây tác hại cho nguồn điện. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nguồn điện nhanh chóng bị cạn kiệt và tình trạng nhiều bộ phận trên xe hỏng hóc xuất hiện.
Xe gặp tình trạng ngập nước không được đưa đi kiểm tra, bảo dưỡng kịp thời sẽ khiến ắc quy dễ dàng bị hỏng hơn. Nước có thể làm gỉ sét các cực và khiến ắc quy không thể hoạt động tốt như ban đầu.
(ảnh st)
Bộ phát điện trên xe chính là bộ phận chuyển hóa điện năng từ động cơ xe thành dòng điện để sạc cho ắc quy theo nguyên tắc thông thường, đồng thời cung cấp thêm dòng điện cho các thiết bị tiêu thụ điện khác trên xe. Nếu đi-ốt của bộ phát điện bị hỏng thì hiển nhiên ắc quy sẽ không nhận được dòng điện nạp vào. Nếu đi-ốt có trục trặc đôi khi còn khiến dòng điện truyền bất thường dù động cơ xe đã tắt.
Mức dung dịch của ắc quy sẽ không được xác định nếu chủ xe không đưa xe đi bảo dưỡng thường xuyên. Bên cạnh đó, bề mặt và các cực bình còn sạch và trắng hay không cũng không xác định được, điều này sẽ khiến ắc quy hoạt động kém hiệu quả và bị giảm đáng kể tuổi thọ.
Các chuyên gia có kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng ô tô khuyến cáo chủ xe nên thường xuyên kiểm tra bình ắc quy, lau sạch mặt bình để tránh bình nhanh hỏng, hoạt động kém hiệu quả.
Ắc quy quá cũ sau thời gian dài sử dụng sẽ mất dần khả năng nạp đủ lượng điện năng như hồi đầu. Thông thường khoảng 2-3 năm thì nên thay ắc quy (tuy nhiên cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà độ bền của ắc quy có thể đạt hơn mức đó).
Nếu không quan tâm đến ắc quy xe thì một lúc nào đó chủ xe sẽ phải gánh lấy những bực bội giữa đường hoặc không thể khởi động xe khi cần sử dụng. Và đôi khi, việc tìm ra nguyên nhân xe không thể khởi động lúc đó với một số chủ xe còn là vấn đề phức tạp, đặc biệt là đối với phụ nữ.
Trong trường hợp có thể khẳng định ắc quy vẫn ổn định thì chủ xe cần tìm một thợ lành nghề để tìm ra vấn đề nằm ở đâu: do ắc quy, do hệ thống dây điện hay do nguyên nhân nào khác…
Trân trọng !